Dấu hiệu ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường: Cách nhận biết và phòng ngừa bằng Đông trùng hạ thảo

Dấu hiệu bàn chân cảnh báo tiểu đường

1. Ngứa ran và mất cảm giác

Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể gây ra tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường. Khi thần kinh bị tổn thương có thể gây tình trạng nóng rát, ngứa ran, đau và thậm chí mất cảm giác ở bàn chân.

Tình trạng mất cảm giác khiến bệnh nhân không cảm nhận được các vết phồng rộp hay vết cắt ở chân. Lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét.

Lượng đường huyết cao có thể gây nóng rát, ngứa ran, đau và thậm chí mất cảm giác ở bàn chân

Lượng đường huyết cao có thể gây nóng rát, ngứa ran, đau và thậm chí mất cảm giác ở bàn chân

2. Lưu thông kém

Mức đường huyết tăng cao có nhiều khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Tình trạng này khiến các động mạch bị tổn thương, biến dạng, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến chân và bàn chân do tuần hoàn kém. Từ đó khiến chân yếu, thường bị chuột rút, các vết loét hoặc nhiễm trùng khó lành có thể dẫn đến hoại tử.

Động mạch ở người tiểu đường có thể bị tắc nghẽn khiến lưu thông máu kém

Động mạch ở người tiểu đường có thể bị tắc nghẽn khiến lưu thông máu kém

3. Loét bàn chân do tiểu đường

Tuần hoàn kém và tổn thương thần kinh khi mắc bệnh tiểu đường có thể khiến cơ thể khó lành vết thương. Loét bàn chân là tình trạng xảy ra từ những vết thương hở, vết xước nhỏ, vết cắt lâu lành hoặc do cọ xát với giày không vừa chân. Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị loét bàn chân lên đến 10%

Có tới 10% người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị loét bàn chân

Có tới 10% người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị loét bàn chân

4. Biến dạng bàn chân do tiểu đường

Bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh động mạch ngoại vi có thể khiến người bệnh ít hoặc không đau khi chấn thương xảy ra. Từ đó, vết thương ở chân không lành và lâu dần có thể dẫn đến ăn mòn xương, thậm chí là tiêu xương và thay đổi về hình dạng bàn chân hay còn gọi bàn chân Charcot.

Bàn chân Charcot có thể bắt đầu bằng các triệu chứng đỏ, nóng và sưng tấy. Sau đó, xương ở bàn chân và ngón chân có thể dịch chuyển hoặc gãy khiến bàn chân có hình dạng kỳ lạ, chẳng hạn như “đáy bập bênh”.

Bàn chân Charcot là một trong các biến dạng bàn chân ở người tiểu đường

Bàn chân Charcot là một trong các biến dạng bàn chân ở người tiểu đường

Các vấn đề về da và móng

  • Da khô: có thể là kết quả của tình trạng tiểu nhiều khi tăng đường huyết, từ đó dẫn đến mất nước. Tổn thương thần kinh ngoại vi làm da có cảm giác khô, ngứa.
  • Thay đổi màu da, da sẫm màu: ở khu vực sau gáy, nách, háng… khi bị tiểu đường do dư thừa insulin làm thay đổi sắc tố da.
  • Nấm móng: có nguy cơ cao gặp ở người tiểu đường do khả năng miễn dịch giảm và tuyến mồ hôi bị gián đoạn. [3]
  • Vết chai: hình thành sự tích tụ của da cứng. Đồng thời bệnh thân kinh do tiểu đường cũng có thể làm giảm tiết mồ hôi, dẫn đến khô bàn chân và tăng sự hình thành vết chai.
  • Người tiểu đường dễ bị những bệnh lý liên quan đến móng chân, nấm móng, biến dạng móng.

Người tiểu đường có nguy cơ cao bị nấm móng

Người tiểu đường có nguy cơ cao bị nấm móng

Khi nào cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và điều trị khi có các dấu hiệu:

  • Xuất hiện bất kỳ thay đổi nào về hình dạng bàn chân.
  • Bất kỳ thay đổi nào trên da ở bàn chân, đau, đỏ hoặc sẫm màu, ấm hoặc có mùi lạ.
  • Vết cắt, vết phồng rộp hoặc vết bầm tím trên bàn chân không bắt đầu lành sau vài ngày.
  • Mất cảm giác ở ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân.
  • Đau, ngứa ran, nóng rát hoặc chuột rút ở bàn chân hoặc cẳng chân.
  • Móng chân dày, màu vàng.
  • Xuất hiện vết chai có máu khô bên trong.

Bệnh nhân tiểu đường nên đi khám khi xuất hiện dấu hiệu bất thường ở chân

Bệnh nhân tiểu đường nên đi khám khi xuất hiện dấu hiệu bất thường ở chân

Kiểm tra đường huyết để giúp chẩn đoán tình trạng bàn chân liên quan tiểu đường

Kiểm tra đường huyết để giúp chẩn đoán tình trạng bàn chân liên quan tiểu đường

Các bệnh viện điều trị uy tín

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện tại địa phương để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện uy tín sau:

  • TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Cách phòng tránh các vấn đề về chân liên quan đến bệnh tiểu đường

  • Kiểm tra chân thường xuyên: để phát hiện sớm các triệu chứng trước khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở vùng giữa các ngón chân.
  • Duy trì lưu lượng máu đến bàn chân: bằng các hoạt động nhẹ nhàng cho đôi chân như giữ chân cao khi ngồi và cử động ngón chân thường xuyên, đi bộ,…
  • Đi giày, vớ thường xuyên: kích cỡ phù hợp để tránh xuất hiện các tổn thương ở bàn chân.
  • Giữ vệ sinh chân: rửa chân bằng xà phòng trong nước ấm, không quá nóng và không ngâm chân quá lâu.
  • Dưỡng da chân ẩm mịn: ở phần trên và dưới bàn chân, tuy nhiên không thoa vào giữa các ngón chân. Thay vào đó hãy thoa bột talc hoặc bột ngô vào giữa các ngón chân để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bệnh nhân tiểu đường?

Đối với người bệnh tiểu đường, các loại thuốc, sản phẩm bổ sung được cho là tốt khi đảm bảo các yêu cầu:

  • Kiểm soát và ổn định đường huyết trong giới hạn cho phép.
  • Giúp người bệnh khỏe hơn
  • Hỗ trợ điều trị và dự phòng các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không. Câu trả lời là có. Không ngoa khi nói rằng đông trùng hạ thảo có thể đồng thời thỏa mãn cả 3 yêu cầu trên.

1. Bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết

đông trùng hạ thảo pha trà

Đông trùng hạ thảo có thể được coi là một trong những loại “nấm” giàu dinh dưỡng bậc nhất với nhiều thành phần acid amin quan trọng và các yếu tố vi lượng thiết yếu. Hàm lượng dồi dào các thành phần hoạt tính sinh học có trong Đông trùng hạ thảo chẳng hạn như protein, chất béo, axit amin thiết yếu, carotenoid, hợp chất phenolic, flavonoid, khoáng chất (Fe, Ca, Mg, Ni, Sr, Na, Ti, Pi, Se, Mn, Zn, Al, Si, K, Cr, Ga, V và Zr), vitamin (B1, B2, B12, A, C, E và K) cũng như các loại carbohydrate khác nhau như monosaccharide, oligosaccharides, polysaccharides, sterol, nucleoside.

Bên cạnh đó Đông trùng hạ thảo (C. sinensis) có hàm lượng cao adenosine dạng  ATP – phân tử mang năng lượng. Chính vì vậy đông trùng hạ thảo là loại thực phẩm bồi bổ sức khỏe cho cả người khỏe mạnh và người bệnh.

2. Ổn định đường huyết

Có rất nhiều các loại thuốc thảo dược của Trung Quốc đã được báo cáo là có đặc tính chống đái tháo đường, trong đó C.sinensis ( CS ) được nghiên cứu nhiều nhất và thể hiện tác dụng có lợi của nó đối với bệnh lý này.

Phần quả thể của C. sinensis giúp giảm cân do bệnh tiểu đường, chứng đa đường và tăng đường huyết, và những cải thiện này cho thấy quả thể của Đông trùng hạ thảo có tiềm năng trở thành thực phẩm chức năng cho bệnh tiểu đường.

Đông trùng hạ thảo chứa hàm lượng Selen khá cao. Tác dụng của Se đối với việc kiểm soát đường huyết là tương đối mạnh. Selen có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết ở các mức độ điều chỉnh khác nhau, không chỉ liên quan đến tín hiệu insulin mà còn liên quan đến con đường phân giải và chuyển hóa pyruvate

CPS-1 – một polysaccharide hòa tan trong nước của đông trùng hạ thảo có tác dụng kích thích tuyến tụy giải phóng insulin và/hoặc làm giảm chuyển hóa insulin

Các thử nghiệm khác nhau trên động vật cũng cho thấy Đông trùng hạ thảo cải thiện chuyển hóa glucose trong máu, tăng độ nhạy insulin và làm tăng đáng kể hoạt động của glucokinase ở gan, hexokinase và glucose-6-phosphate dehydrogenase – các yếu tố góp phần ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

3. Phòng và hỗ trợ điều trị một số biến chứng của tiểu đường

biến chứng bệnh tiểu đường

Một trong những biến chứng thường gặp ở người tiểu đường là biến chứng nhiễm trùng. Lượng đường trong máu tăng cao khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng và hậu quả là viêm đường tiết niệu, biến chứng bàn chân đái tháo đường…

Đông trùng hạ thảo có chứa các hoạt chất chống viêm, mạnh, chống oxy vì vậy có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng viêm khi nhiễm trùng xảy ra.

Cordymin là một peptit từ Cordyceps sinensis với tác dụng hữu ích đối với chứng loãng xương do tiểu đường.

Hưng Thịnh đảm bảo cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng cho khách hàng, lấy chất lượng đặt lên hàng đầu. 

Rate this post
Gọi ngayChat zalo