KHI NÀO LÀ NÊN HAY KHÔNG NÊN DÙNG HỒNG SÂM?

Hồng Sâm là loại dược liệu có nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe, thậm chí nó còn được nhiều người quan niệm là 1 loại “thần dược”. Từ xa xưa, từ các thầy lang đến các thầy thuốc đông y cũng đã sử dụng nhân sâm trong các bài thuốc hỗ trợ điều tị bệnh và phục hồi sức khỏe hiệu quả. Có thể nói, đây là món quà sức khỏe vô cùng sang trọng và quý giá. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được loại thảo dược này.

Thành phần và công dụng nhân sâm Hàn Quốc

Theo Đông Y, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Y Học Cổ Truyền, đó là: Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.

CÔNG DỤNG CỦA SÂM HÀN QUỐC

Củ sâm tươi Hàn Quốc

  • Chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư: Phần thân và lá của sâm tươi Hàn Quốc chứa khoảng 16.9% saponin Rh1 có tác dụng trong việc hỗ trợ chống ung thư. Đây là loại chất mà không tìm thấy trong hồng sâm. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, thì chất Ginsenosides có trong nhân sâm tươi có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự phát bệnh ung thư vú.

  • Phòng ngừa các tai biến tim mạch: Trong nhân sâm tươi Hàn Quốc có chứa chất Ginsenoside-Rg2, đây là một chất có tác dụng kích thích sự hoạt động của các tế bào sản sinh các cholesterol rất tốt, ngăn sự kết dính tiểu cầu, đồng thời giảm cholesterol xấu, điều hòa lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

  • Trẻ hóa và làm đẹp da: Trong nhân sâm tươi Hàn Quốc có chứa Ginsenoside-F1, F2, F5 là những chất có tác dụng làm giảm sự phá hủy của lớp sừng trên da do ánh nắng mặt trời, làm trắng da. Bên cạnh đó sâm tươi saponin có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Một số Saponin có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Khoa học đã chứng minh tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch của các ginsenoside có trong các loại nhân sâm.

  • Ổn định tinh thần, tăng cường trí nhớ: Thành phần các Saponin có trong nhân sâm Hàn Quốc có tác dụng tăng tuần hoàn máu, tăng tưới máu não. Vì vậy có tác dụng trong các trường hợp phòng ngừa bệnh mất trí nhớ ở người già, tăng cường trí nhớ cho học sinh sinh viên, người đi làm

  • Cải thiện sinh lí nam giới: Theo kết quả nghiên cứu của khoa tiết niệu, bệnh viện y học Hàn Quốc, các bệnh nhân liệt dương, sau khi sử dụng nhân sâm tươi trong vòng 4 tháng thì khả năng cương cứng tăng 135%, độ hài lòng sau khi quan hệ tình dục tăng 132%.

SỬ DỤNG NHÂN SÂM CÓ TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG?

Nhân sâm mặc dù là món quà biếu tặng quý giá và sang trọng những loại dược liệu này cũng có một vài tác dụng phụ. Chống chỉ định cho một số đối tượng và cần một vài điểm lưu ý khi sử dụng sâm tươi.

1. HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Hoạt chất Saponin có trong sâm có tác dụng hạ đường huyết trong máu, làm ổn định đường huyết. Nhưng nếu dùng quá liều hoặc bệnh nhân tiểu đường uống sâm cùng hoặc gần với thời gian uống thuốc hạ đường huyết sẽ làm lượng đường trong máu giảm sâu, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tác động nhất thời có thể gây ra choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và ngất.

Triệu chứng biểu hiện cơ thể bị hạ đường huyết

2. GÂY MẤT NGỦ, NHỨC ĐẦU, BUỒN NÔN

Nhân sâm có công dụng kích thích tuyến thượng thận, gây hưng phấn thần kinh, sẽ có công dụng làm cho đầu óc tỉnh táo hơn, nhưng chính vì vậy không nên dùng cho người thường xuyên bị mất ngủ, người già khó ngủ. Do vậy ta không nên dùng nhân sâm vào buổi chiều tối (trước thời gian đi ngủ khoảng 4-5h) vì đầu óc sẽ tỉnh táo, gây trằn trọc, khó ngủ.

Điều trị các chứng đau đầu văn phòng bằng Y học Cổ truyền - Bệnh Viện FV

Ngoài ra, trên một số người dùng có có một số biểu hiện nhức đầu, buồn nôn do tác dụng phụ của nhân sâm. Với những trường hợp này, cần dùng từ từ để theo dõi tình hình, nếu tình trạng chuyển biến trầm trọng hơn thì nên ngừng hẳn và nên đi tư vấn bác sĩ.

3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP

Nhân sâm tươi tuy có tính hàn nhưng vừa có tác dụng giảm huyết áp mạnh lại có tác dụng là tăng huyết áp, tùy theo liều lượng sử dụng. Nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hoả, chính vì vậy, những người bị mắc bệnh huyết áp, đặc biệt là huyết áp cao không khuyên dùng nhân sâm tươi.

4. ỨC CHẾ ĐÔNG MÁU

Nhân sâm gây ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chất chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm với những người bị chảy máu cam, phụ nữ trong thời gian có kinh hay người bệnh trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.

Điểm mặt thủ phạm gây chảy máu cam

5. Người bị tâm thần phân liệt.

Liều cao nhân sâm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

Tâm thần phân liệt là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?

Ngoài ra, nếu như bạn bị dị ứng với sâm thì bạn còn mắc phải một số triệu chứng khác như đau tức ngực, khó thở, phát ban,… thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.

Rate this post
Gọi ngayChat zalo